Cách sử dụng đèn pha khi tham gia giao thông

11 Tháng 12 năm 2021

Đèn pha là một bộ phận rất quan trọng đối với chiếc xe tuy nhiên nếu bạn sử dụng không đúng cách khi điều khiển xe có thể gây ra những tai nạn…

Sự tiến bộ của công nghệ giúp đèn pha của chiếc xe (ô tô, xe máy) cũng ngày càng tốt hơn, sáng hơn và an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu người điều khiển xe không sử dụng đúng cách thì chiếc đèn pha lại vô tình tạo ra những sự khó chịu và đôi khi là gây ra những tai nạn đáng tiếc trong khi tham gia giao thông.

Đèn pha thường gồm hai chế độ chiếu sáng – đèn pha (chiếu xa) và đèn cốt (chiếu gần). Khi bật pha, cường độ sáng lớn và chiếu xa giúp người lái xe  nhìn thấy những chướng ngại vật từ xa ngay cả khi đi ở tốc độ cao.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà các lái xe lạm dụng luôn bật pha để lái xe. Bởi đèn pha với góc chiếu cao và cường độ mạnh sẽ làm cản trở tầm nhìn và gây khó chịu những lái xe đi ngược chiều hoặc ngay cả những lái xe đi cùng chiều ở phía trước. Trong một vài tình huống, đèn pha có thể là nguyên nhân gây tai nạn bởi lái xe đối diện hoặc cùng chiều do không thể quan sát tình hình giao thông để phản xạ kịp thời.

Việc sử dụng đèn pha không đúng cách sẽ gây khó chịu cho người đối diện

Việc sử dụng đèn pha không đúng cách sẽ gây khó chịu cho người đối diện

Còn để đèn cốt, cho cường độ ánh sáng vừa và chiếu sáng ở tầm gần, giúp người lái xe quan sát được những chướng ngại vật trên đường ở tầm gần. Nhưng lại có nhược điểm là tầm chiếu gần khiến bạn quan sát được ít hơn và khó xử lý sớm những tình huống trong trường hợp đi tốc độ cao, đặc biệt là khi di chuyển trên cao tốc.

Vì vậy, trong tùy trường hợp mà bạn nên dùng đèn chiếu xa hay đèn chiếu gần cho phù hợp. Dưới đây là một số cách sử dụng đèn pha:

- Với những chiếc xe không có công tắc tắt đèn pha, khi di chuyển vào ban ngày bạn nên chuyển sang chế độ đèn cốt hoặc có thể chuyển sang chế độ đèn sương mù để khiến nhiều người đối diện không bị khó chịu và bảo vệ ắc quy.

- Khi sang đường hoặc cần vượt, xin nhường đường hay nhắc nhở xe khác hạ đèn pha thì mới nên sử dụng đèn pha theo cách nháy đèn.

- Khi di chuyển vào ban đêm bạn có thể sử dụng đèn cốt để di chuyển, trong trường hợp đường vắng, trên cao tốc… bạn có thể sử dụng đèn pha để tăng tầm quan sát. Tuy nhiên, khi gặp xe ngược chiều hoặc xe cùng chiều bạn cũng nên giảm tốc độ và chuyển sang đèn cốt đến khi vượt được xe cùng chiều hoặc xe đi ngược chiều đã đi qua. Đặc biệt lưu ý, khi thấy xe đối diện nháy đèn bạn hãy kiểm tra xem đang bật pha hay cốt. Nếu bật pha thì hãy chuyển đèn cốt ngay để đảm bảo an toàn cho các xe khác.

- Không nên lắp các loại đèn pha sai công suất và không đúng chuẩn với chóa đèn của xe khiến lóa mắt và nguy hiểm cho người đi ngược chiều.

Quy định xử phạt đối với các trường hợp sử dụng sai đèn pha khi tham gia giao thông:

Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính với hành vi vi phạm về sử dụng đèn chiếu xa như sau:

- Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. (Điểm g, Khoản 3, Điều 5).

+ Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư. (Điểm b, Khoản 3, Điều 5).

- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

+ Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. (Điểm g, Khoản 1, Điều 6).

+ Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư. (Điểm e, Khoản 2, Điều 6).

- Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. (Điểm g, Khoản 2, Điều 7).

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư. ( Điểm d, Khoản 2, Điều 7).

Quý khách cần mua phụ tùng ô tô giá rẻ, phụ tùng ô tô chính hãng vui lòng truy cập website Phutungotogiatot.net cập nhật những sản phẩm phụ tùng mới nhất và được tư vấn hỗ trợ.

Chúng tôi cam kết hỗ trợ kỹ thuật, lắp đặt, tư vấn sản phẩm 24/7 qua điện thoại 0583.446.446 và Zalo 0967.686.646 để cung cấp cho quý khách hàng những sản phẩm phụ tùng ô tô giá tốt nhất, chất lượng và tiêu chuẩn nhà sản xuất.

Bản tin cập nhật

Quạt làm mát két nước trên các xe hơi đời mới đều được điều khiển bằng ECU thông qua hệ thống điện trên xe. Vì vậy, hư hỏng với bộ phận này cũng thường xảy ra. Dưới đây là 6 hư hỏng liên quan đến quạt làm mát két nước.
Ổ bi ngoài nhiệm vụ kết nối và giảm ma sát lăn sinh ra giữa bánh xe và trục bánh còn có nhiệm vụ định vị cố định giúp bánh xe quay ở vị trí thẳng đứng
Lọc xăng ô tô nếu bị bẩn sẽ làm máy rung, yếu, dễ chết máy, khó nổ máy… Vậy nên, bạn cần kiểm tra, vệ sinh và thay lọc xăng theo định kỳ. Dưới đây, để tìm hiểu chi tiết về chúng
Nếu bạn nghe thấy tiếng ồn ào, vô lăng cảm thấy cứng hoặc tìm thấy hư hỏng trên đai trợ lực lái, hãy thay thế bơm trợ lực lái.
Dưới đây là kinh nghiệm sử dụng đèn pha ôtô đúng cách và đúng luật, tài xế nên biết.
Ổ bi hay bạc đạn là một chi tiết quan trọng trong hệ thống truyền động của xe. Ổ bi không chỉ giúp truyền chuyển động mà còn hạn chế lực ma sát. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết ổ bi bánh xe bị hư hỏng.
Đèn pha là một bộ phận rất quan trọng đối với chiếc xe tuy nhiên nếu bạn sử dụng không đúng cách khi điều khiển xe có thể gây ra những tai nạn
Bơm nước là một bộ phận quan trọng trong xe, có nhiệm vụ luân chuyển nước làm mát đi qua động cơ để giúp động cơ không bị quá nhiệt.
Những điều cần biết về nước làm mát ô tô. Dưới đây là những thông tin hữu ích về nước làm mát ôtô mà tài xế cần lưu ý
Hệ thống đánh lửa là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ tạo ra dòng điện để đánh lửa và đốt cháy nhiên liệu để xe hoạt động được.
Giàn nóng điều hòa là bộ phận quan trọng hay có các hư hại, sản xuất trên dây chuyền hiện đại, mang lại hiệu quả cao về kinh tế và thay thế lâu dài
Điều hòa không khí trên xe ô tô là quá trình làm mát, lọc sạch, và khử bớt độ ẩm của không khí đi vào khoang hành khách. Về cơ bản, hệ thống điều hòa không khí hấp thu nhiệt trong khoang hành khách
Dây an toàn ô tô là trang bị không thể thiếu trên mỗi chiếc xe ô tô, có tác dụng cố định vị trí người ngồi, giảm va đập và chấn thương khi xe gặp va chạm mạnh.
hè tới,hệ thống điều hòa trên xe ôtô luôn phải làm việc cao.Để không toát mồ hôi khi ngồi xế hộp,hãy tìm hiểu ngay phụ tùng bảo dưỡng hệ thống này tại Sedanviet
Bảo dưỡng má phanh, lọc gió, lọc dầu, nước làm mát....

PHỤ TÙNG GIÁ RẺ BÁN CHẠY NHẤT

Danh sách phụ tùng ô tô giá rẻ đang được cập nhật. Xem thêm Tại đây

Xem thêm phụ tùng khác